BỔ SUNG VITAMIN C TRONG THAI KỲ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

Vitamin C là một dưỡng chất rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch cũng như sức khoẻ của mẹ bầu. Vitamin C giúp cơ thể tạo ra collagen cho cả mẹ và bé, một loại protein cấu trúc là thành phần của gân, xương và da.

Tác dụng của Vitamin C đối với mẹ bầu

Vitamin C có đặc tính chống oxy hoá giúp mẹ ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể khỏi bất kỳ độc tố hoặc tổn thương nào. Nó còn được biết với tên gọi khác là Acid Ascorbic, hỗ trợ sửa chữa mô, chữa lành vết thương, phát triển xương khớp và góp phần nuôi dưỡng làn da khoẻ mạnh.

Ngoài ra, Vitamin C còn giúp mẹ hấp thụ sắt tốt hơn, đặc biệt đối với những người ăn chay thực dưỡng. Nhu cầu sắt trong thai kỳ cũng tăng lên so với bình thường nên việc bổ sung Vitamin C có thể giúp mẹ bầu đáp ứng đủ lượng sắt cần thiết.

Không chỉ có vậy, Acid Ascorbic còn hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, giúp hình thành các mô của em bé, củng cố mạch máu của nhau thai từ đó cung cấp nhiều oxy cho bé hơn.

Một vài dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang thiếu hụt Vitamin C, mẹ cần lưu ý: cơ thể mệt mỏi ngủ không ngon giấc, xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân, tóc và da trở nên khô hơn…

Phụ nữ cần bổ sung bao nhiêu Vitamin C là đủ?

Phụ nữ mang thai sẽ cần nhiều Vitamin C hơn so với phụ nữ không mang thai, đặc biệt đối với mẹ đang cho con bú.

– Phụ nữ mang thai dưới 18 tuổi: 80mg/ ngày

– Phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên: 85mg/ ngày

– Phụ nữ cho con bú từ 18 tuổi trở xuống: 115mg/ ngày

– Phụ nữ cho con bú từ 19 tuổi trở lên: 120mg/ ngày

– Phụ nữ chưa mang thai từ 18 tuổi trở xuống: 65mg/ ngày

– Phụ nữ chưa mang thai từ 19 tuổi trở lên: 75mg/ ngày

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, cân bằng nhiều thực phẩm giàu Vitamin C và nên bổ sung Vitamin C trước khi sinh.

Gợi ý cho mẹ nguồn thực phẩm giàu Vitamin C:

Mẹ nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày những loại trái cây họ nhà cam quýt, rau xanh và những loại trái cây khác. Mẹ nên chọn những thực phẩm tươi và nguyên vẹn vì nhiệt độ có thể làm giảm một lượng Vitamin C. Ngoài ra, ngũ cốc và nước trái cây cũng là những nguồn tốt giúp mẹ dễ dàng bổ sung Vitamin C.

Vitamin C giúp mẹ hấp thụ tối đa lượng sắt từ các loại thực phẩm (Mẹ cần nhiều sắt hơn trong khi mang thai nên rất dễ gặp phải tình trạng thiếu hụt sắt). Đó là lý do tại sao mẹ nên cho thực phẩm giàu Vitamin C nhiều hơn vào mỗi bữa ăn. Điều này đặc biệt hiệu quả khi ăn các nguồn thực phẩm giàu chất sắt như họ nhà đậu – Vitamin C có thể giúp hấp thụ lượng sắt gấp 6 lần.

Hàm lượng Vitamin C có trong một vài thực phẩm:

6 ounce nước cam: 93mg

6 ounce nước ép bưởi: 70mg

1 quả kiwi cỡ vừa: 64mg

1/2 cup ớt chuông xanh sống: 60mg

1/2 cup sinh tố bông cải xanh: 51mg

1/2 cup dâu tây cắt lát: 49mg

1/2 quả bưởi cỡ vừa: 39mg

1 củ khoai tây nướng cỡ vừa; 17mg

1 quả cà chua sống cỡ vừa: 17mg

1 cup sinh tố rau bina: 9mg

Một lưu ý nhỏ cho mẹ là hàm lượng Vitamin C có trong thực phẩm rất dễ bị hao hụt bởi nhiệt độ, nên cần chế biến đúng cách để hấp thụ được lượng dưỡng chất một cách tối đa nhé. Hàm lượng Vitamin C tối đa được coi là  đối với phụ nữ từ 18 tuổi trở xuống là 1800mg và đối với phụ nữ từ 19 tuổi trở lên là 2000mg một ngày. Hi vọng với những thông tin về bổ sung Vitamin C trong thai kỳ vừa rồi hữu ích với mẹ bầu để bé được phát triển một cách tốt nhất.

Bổ sung viên uống Vitamin C 1000mg mỗi ngày để cung cấp Vitamin C cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ cảm lạnh, cảm cúm.

Vitamin C Ester 1000mg cung cấp Vitamin C cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Hỗ trợ giảm nguy cơ cảm lạnh, cảm cúm, phục hồi sau bệnh. Giúp cải thiện làn da, làm sáng màu. Hỗ trợ giảm nguy cơ chảy máu nướu răng. Hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi nhưng tổn thương do gốc tự do.

Gia đình C gồm có Vitamin C dạng viên nén tiện lợi dễ mang theo, Vitamin C Ester 1000 dạng gói (bột hoà tan), ngon hơn khi uống lạnh và Vitamin C Yummy Gummyz dạng kẹo dẻo, nhai vui miệng, bé trên 2 tuổi yêu thích, không chất bảo quản.

Source:

https://www.babycenter.com/pregnancy/diet-and-fitness/Vitamin-c-in-your-pregnancy-diet_660